GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Tên công ty : CÔNG TY TNHH HB LAND
- Địa chỉ : 49/14/4B Bùi Quang Là, Phường 12. Quận Gò Vấp. TPHCM
- Điện thoại :0862057886
- Đại diện : Ông PHAN TẤN THỊNH - Chức vụ: Giám Đốc
3. Mô tả sơ bộ dự án
- Tên dự án: Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí
- Địa điểm: tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
- Quỹ đất của dự án 10,456m2.
- Mục tiêu đầu tư: Nhà máy sản xuất dụng cư cơ khí được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Công ty dự kiến đầu tư xây dựng dự án với quy mô xây dựng bao gồm: nhà xưởng cơ khí, xưởng khuôn ép nhựa, nhà kho + văn phòng, công trình công cộng theo yêu cầu, các công trình hạ tầng và cảnh quan được bố trí hài hoà tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngành sản xuất dụng cụ cơ khí và phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 8/10/2018 của HĐND TP nhằm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố từ năm 2019 đến năm 2025 đã đặt ra. Mục tiêu thị trường mà công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo hướng đến đó chính là cung ứng ra sản phẩm dụng cụ cơ khí đạt chất lượng theo dự báo đến năm 2030 tổng nhu cầu về thiết bị, máy móc cơ khí phục vụ cho sản xuất, xây lắp tại Việt Nam đạt khoảng 350 tỷ USD đây là một con số cho thấy tiềm năng rõ rệt của ngành sản xuất dụng cụ cơ khí hiện nay trên thị trường đầu ra trong nước và quốc tế. Vì vậy, đây là thời điểm đang rất thuận lợi đối với nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo.
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án: Quý III/2023 đến Quý IV/2023
+ Thời gian xây dựng: Quý I/2024 đến Quý IV/2024
+ Thời gian vận hành kinh doanh: Quý I/2025
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý:
+ Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về sản xuất và cung ứng thiết bị cho quá trình sản xuất cơ khí.
Nguồn vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư: 112,000,000,000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười hai tỷ đồng), tương đương 4,709,840 USD (Bằng chữ: Bốn triệu, bảy trăm linh chín nghìn, tám trăm bốn mươi đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 23,780 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 14/06/2023, trong đó:
- Vốn góp của nhà đầu tư (60%): 67,200,000,000 đồng
- Vốn huy động (40%): 44,800,000,000 đồng
+ Vốn huy động từ cổ đông, thành viên, từ các chủ thể khác:
+ Vốn huy động từ các nguồn khác (ghi rõ nguồn):
Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án: 50 năm và có khả năng xin gia hạn thâm khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Sản phẩm của dự án
Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí có 5 loại sản phẩm chính như sau:
1. Chế tạo khuôn ép nhựa
2. Gia công kết cấu thép, đường ống thép, ống áp lực
3. Chế tạo thiết bị cơ khí
4. Chế tạo lõi Mô tơ điện,...
5. Gia công sản xuất cốt máy, các loại chi tiết máy,….
STT |
Hạng mục |
Số lượng sản phẩm quy đổi |
1 |
Chế tạo đường ống áp lực cao, bồn áp lực |
66,000 |
2 |
Chế tạo kết cấu thép |
135,000 |
3 |
Chế tạo chi tiết máy |
165,000 |
4 |
Doanh thu từ khuôn ép nhựa |
225,000 |
5 |
Chế tạo lõi mô tơ |
75,00 |
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí và hồ sơ xin cấp phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí
5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật doanh nghiệp số 59/2020 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 8/10/2018 của HĐND TP nhằm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố từ năm 2019 đến năm 2025;
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây Dựng về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016;
- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;
- Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2020 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2019;
- Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 05/2/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành danh mục “Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025”
- Quyết định số 5792/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/03/2018 của TTg Chính phủ quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình.
6. Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án ‘’Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 8/10/2018 của HĐND TP nhằm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố từ năm 2019 đến năm 2025;
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây Dựng về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016;
- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;
- Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2020 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2019;
- Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 05/2/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành danh mục “Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025”
- Quyết định số 5792/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/03/2018 của TTg Chính phủ quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình.
7. Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án ‘’Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;
TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;
TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;
TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
8. Cam kết của nhà đầu tư
Nhà đầu tư thực hiện dự án với những cam kết sau:
- Nguồn vốn đầu tư 20% do nhà đầu tư tự thu xếp. Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 1% - 3% theo điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
- Nhà đầu tư đảm bảo thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí phù hợp theo quy mô, diện tích khu vực mời gọi đầu tư và phù hợp với chức năng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh theo quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan, tuân thủ các chỉ tiêu chính về quy hoạch xây dựng của thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự án đề xuất thực hiện tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Việt Nam.
- Nhà đầu tư cam kết quản lý chất lượng và thực hiện bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng theo quy định.
- Nhà đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng theo đúng quy định pháp luật có liên quan và các quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo đúng tiến độ đã cam kết.
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN
1. Mục tiêu đầu tư
Dự án “Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư nhằm phát triển trong lĩnh vực sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí và đường ống áp lực, các loại chi tiết máy để trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị cơ khí hàng đầu của Việt Nam với các tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc duy trì phát triển thị trường trong nước, doanh nghiệp còn mở rộng thị phần xuất khẩu sang các nước khác nhằm quảng bá và nâng cao vị thế thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2. Sự cần thiết phải đầu tư nâng công suất nhà máy
Hiện nay, nhu cầu của ngành cơ khí về chế tạo đường ống áp lực cao và thiết bị cơ khí, chi tiết máy trong nước và trên thế giới tăng đáng kể. Trước tình hình đó, Công ty Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo đã chủ động năm bắt thị trường từ các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công xây dựng dầu khí, các nhà máy chế biến sản phẩm cơ khí để tìm hiểu thị phần và quyết định đầu tư máy móc hợp lý phụ vụ cho thị trường .
Hiện nay, ngành sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, việc mở rộng đâu tư vào lĩnh vực dầu khí của nhà nước và kêu gọi đầu tư từ nước ngoài đã mở ra cho ngành chế tạo thiết bị cơ khí một cơ hội lớn. Vì vậy, dự án đầu tư “ Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” là rất khả thi, đây là lĩnh vực rất nhiều tiềm năng và lợi thế của chủ đầu tư.
Tận dụng lợi thế về nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí, nay chúng tôi tiến hành đầu tư triển khai dự án Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là một hướng đầu tư có chiều sâu với địa điểm thực hiện dự án tại thành phố Hồ Chí Minh nơi hội tụ nhiều yếu tố để phát triển một ngành công nghiệp cơ khí mạnh, khu trung tâm trọng điểm của cả nước.
Việc triển khai thành công dự án không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty từ việc thu lợi nhuận từ bán sản phẩm cơ khí, mà còn là đầu ra theo chuỗi cho các hoạt động từ sản xuất, thu mua phát triển công nghiệp cơ khí theo hướng tuần hoàn bền vững của cùng hệ thống, tạo việc làm cho rất nhiều người dân. Vì vậy có thể khẳng định việc thực hiện dự án không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn luôn hướng tới những mục tiêu có ý nghĩa xã hội thiết thực. Khai thác dự án một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho công ty mà còn góp phần nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế.
3. Đánh giá chung về điều kiện xây dựng - những lợi thế và hạn chế:
Những mặt thuận lợi - khó khăn: Dự án có các điều kiện thuận lợi và một số khó khăn cơ bản để xây dựng như sau:
v Thuận lợi: Phát triển khu vực phù hợp với Quy hoạch chung. Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi để hình thành nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí, gần các trục đường giao thông huyết mạch từ phía huyện Bình Chánh đi ra, phục vụ tốt cho quá trình thực hiện dự án. Nhu cầu về sản phẩm cơ khí hiện nay rất lớn, nên thị trường đầu ra không phải là nỗi băn khoăn lớn nhất. Khuyến khích khai thác quỹ đất kém hiệu quả.
v Khó khăn: Vốn đầu tư xây dựng công trình là rất lớn => Nhà đầu tư phải có một tiềm lực tài chính vững mạnh, tính toán các mức chi phí hợp lý, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực về tài chính đã cân đối.
Kết luận:
Tuy việc đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng việc đầu tư xây dựng là hết sức khả quan do nó phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương Đảng, góp phần hình thành một nhà máy sản xuất sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cho thị trường công nghiệp cơ khí trong nước và xuất khẩu. Dự án không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ đầu tư mà còn là tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách của địa phương, đóng góp của doanh nghiệp cũng là một phần để chung tay giải quyết vấn đề an sinh và kinh tế trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh nơi được mệnh danh là cửa ngõ thị trường tiêu thụ phát triển sầm uất nhất trong khu vực