Xử Lý Bụi Sơn Cho Phòng Sơn Gỗ Nội Thất

Xử Lý Bụi Sơn Cho Phòng Sơn Gỗ Nội Thất

  • 2656
  • Liên hệ

Tại sao phải xử lý bụi gỗ?

“Phát triển bền vững” là vấn đề không còn xa lạ với con người, đặc biệt là các nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ như Việt Nam, thì vấn đề về môi trường đã dần được con người nhận thức tầm quan trọng và có ý thức giữa sự phát triển của nền kinh tế và bảo vệ môi trường. Với sự phát triển của kinh tế công nghiệp thì việc khu công nghiệp mọc lên liên tục đã gây ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người nghiêm trọng,Vì vậy việc xử lý bụi,khí thải, đặc biệt là xử lý bụi gỗ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ cần phải được quan tâm nhiều hơn để đảm bảo vấn đề sức khỏe của người dân và bảo vệ môi trường không khí trong sạch.

bụi gỗ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người

Nguồn gốc phát sinh bụi gỗ

Trong dây chuyền sản xuất chế biến gỗ thì bụi gỗ chủ yếu được phát sinh do các công đoạn sau:

  • Công đoạn cưa , xẻ gỗ để tạo phôi các chi tiết
  • Công đoạn rọc xẻ gỗ
  • Công đoạn khoan , phay , bào
  • Công đoạn chà nhám, đánh bóng

Tuy nhiên qua từng công đoạn bụi gỗ được sinh ra với nhiều loại kích thước khác nhau. Công đoạn cưa xẻ , cắt , bào … phần lớn do đây là công đoạn chế biến sơ bộ chủ yếu sinh ra các hạt bụi gỗ có kích thước lớn hay còn gụi là mùn cưa có khi tới hàng ngàn µm với tải lượng trung bình từ 30 – 300 kg/tấn gỗ nguyên liệu. Còn công đoạn gia công chà nhám , đánh bóng tuy tả lượng bụi sinh ra không nhiều nhưng phần lớn đây là bụi có kích thước nhỏ , thường năm 2 – 20 µm cho nên dễ phân tán trong không khí và khó thu hồi , trong đó có cả công đoạn sơn phủ bề mặt còn sinh ra bụi sơn là các hạt chất lỏng rất khó thu hồi với kích thước 20 – 500 µm.

Ngoài ra các công đoạn như lắp ghép vận chuyển cũng phát sinh thêm bụi nhưng không đáng kể , phần lớn bụi trong quá trình sản xuất mới gây ô nhiểm môi trường .

 

hệ số ô nhiễm bụi gỗ trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng

Tác hại của bụi gỗ

Qua các công đoạn thi công , bụi gỗ được sản sinh với nhiều loại kích thước và tải lượng khác nhau gây nên một số bệnh vô cùng nghiêm trọng, nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người, bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi…

Đề xuất phương án xử lý bụi gỗ

Phạm vi sử dụng hợp lý của thiết bị lọc bụi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : kích thước hạt bụi , nhiệt đô khí thải , nồng độ ban đầu , điều kiện vận hành ,… do bụi gỗ ở nhiều dạng kích thước khác nhau, ta cần thu hồi bụi gỗ này để làm nguyên liệu cho các công đoạn sản xuất khác nhau như sản xuất ván ép , làm chất đốt cho quá trình sấy, mặt khác, do có lẫn cả bụi tinh và bụi thô … chính vì vậy ta chọn phương pháp xử lý xyclon kết hợp với túi vải .

 

Thiết bị lọc bụi bằng cyclone

Bên cạnh phương pháplọc bụi bằng túi vảivới tác dụng của lực ly tâm thì phương pháp lắng trọng lực với cyclone được coi là hiệu quả và được sử dụng phổ biến.

Phương pháp phù hợp với các loại bụi có kích thước khác nhau. Tuy nhiên với một cyclone đơn lọc hiệu quả với bụi từ 15 micrometđến 20 micromet. Đối với bụi có kích thước nhỏ hơn dưới 10 micromet đến 5 micrometcó thể cải tiến cyclone bằng cách lọc tuần hoàn lần 2 hoặc ghép với một thiết bị lọc bụi khác. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả lọc bụi có thể ghép nhiều cyclone theo cách song song hoặc nối tiếp nhau.

Lọc bụi bằng cyclone được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất bột giấy, thức ăn gia súc, xi măng, sản xuất phân bón, quá trình say đập, nghiền sàng…

Cấu tạo của cyclone :

Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu đứng thường được gọi là xiclon có cấu tạo rất đa dạng, nhưng về nguyên tắc cơ bản gồm các bộ phận sau. Không khí đi vào thiết bị theo ống

 

(1) : Cửa khí vào.

( 2): Thân hình trụ đứng

(3): Phễu

(4): Ống xả bụi .

(5): Ống thoát khí sạch

(6): Van để xả bụi.

Cơ chế hoạt động củacyclone

Bụi theo đường ống dẫn đi vào cửa vào của thiết bị.

Sau đó, luồng không khí chứa bụi đi vào thân cyclone theo phương tiếp tuyến với thân xyclone ở phần trên rồi xoáy xuống dần gặp phần ống hình phễu. Quạt hút giúp cho bụi đi theo chiều xoắn ốc

Bụi dưới tác dụng của lực ly tâm nên bị văng vào thành ống mất dẫn vận tốc và rơi xuống dưới.

Dòng xoáy chứa khí sạch thu dần đường kính xoáy và hướng lên phía trên đi ra ngoài theo ống trụ giữa thoát ra ngoài theo cửa thoát khí.

 

Ưu điểm của xyclone

+ Cấu tạo đơn giản

+ Làm việc với môi trường nhiệt độ cao

+ Bụi thu gom ở dạng bụi khô

+ Trở lực ổn định

+ Hiệu suất cao

+ Vận hành đơn giản.

Nhược điểm:

+ Hiệu suất giảm vớ bụi có kích thước < 5m.

Công Nghệ Xử Lý Bằng Túi Vải

Nguyên lý hoạt động: Cho không khí dẫn bụi qua tấmvải lọc bụi, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợivải lọc bụido va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được các hạt bụi có kích thước rất nhỏ.

Cấu tạo lưới lọc: gồm nhiều túi vải dệt từ các loại sợi khác nhau và được lồng vào khung lưới thép để bảo vệ. hiệu quả lọc có thể lên đến 99.8% và lọc được cả những hạt rất nhỏ nhờ có lớp trợ lọc. Sau một khoảng thời gian lọc lớp bụi sẽ dày lên sẽ làm cho sức cản càng lớ, vì vậy ta phải tiến hành hoàn nguyên khả năng lọc bằng cách rung rủ.Vải lọc bụithường được may thành túi hình trụ tròn có đường kính D= 125- 250 mm có thể lớn hơn, chiều dài l= 1.5- 2m.

Người ta may kín một đầu, đầu kia để trống, được nối vào ống dẫn khí vào. Khi cho không khí lọc đi vào trong túi, dòng khí đi xuyên qua túi vải qua khoang khí sạch và thoát ra ngoài. Khi cho không khí đi từ bên ngoài vào bên trong túi, trong túi phải có khung căn túi làm bằng kim loại để túi không bị xẹp lại khi làm việc.

Khoảng cách giữa các túi thường chọn từ 30- 100mm.

Tính Toán Thiết Kế Lọc Túi Vải

Sau đây tôi sẽ đưa ra quy trình tính toán thiết bị lọc túi vải đơn giản nhất. Khi tính toán thiết bịlọc bụi túi vảita cần quan tâm đến các thông số là lưu lượng khí phát thải cần lọc L (m3/h), δP củavải lọc bụi, đơn vị là (m3/m2.h).

Diện tíchvải lọc bụicần sử dụng: Fvải= L/δP (m2)

Tính số lượng túi vải cần sử dụng: thông thường thì D túi ≥ 200mm, chiều cao túi H túi ≥ 2m.

Tính diện tích túi: Ftúi= H*2πR, (R= D/2)

Số túi vải: N= Fvải/ Ftúi

Sau khi có được các thông số trên ta tiến hành thiết kế bản vẽ, chuẩn bị và xây dựnghệ thống hút bụi.

Sản phẩm cùng loại
Zalo
Hotline